Tiểu sử Hoàng hậu Teimei

Tiết Tử sinh ngày 25 tháng 6 năm 1884 tại Tokyo, là con gái thứ tư của Công tước Michitaka Kujō, người đứng đầu chi nhánh Kujō của gia tộc Fujiwara. Mẹ bà là Ikuko Noma,thứ thất của Michitaka.[1]

Bà kết hôn với Thái tử Yoshihito (sau này là Thiên hoàng Đại Chính) vào ngày 10 tháng 5 năm 1900. Bà và chồng sống trong Cung Xích Phản mới được xây dựng ở Tokyo, bên ngoài khu phức hợp Cung điện Hoàng gia Tokyo. Khi bà sinh con trai là Dụ Nhân Thân vương (tức Thiên Hoàng Chiêu Hoà sau này) vào năm 1901, bà là nguyên phối đầu tiên của Thái tử hoặc Thiên hoàng đã sinh ra người thừa kế chính thức lên ngôi kể từ năm 1750.

Bà trở thành Hoàng hậu (Kōgō) khi chồng bà lên ngôi vào ngày 30 tháng 7 năm 1912. Do tình trạng thể chất và tinh thần yếu ớt của chồng, bà đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến đế quốc và Hoàng thất ,và là người bảo trợ tích cực của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản. Mối quan hệ giữa Thiên hoàng và Hoàng hậu rất tốt, bằng chứng là sự từ chối của Thiên hoàng Đại Chính trong việc lấy thứ thiếp, trở thành vị Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử theo chế độ một vợ một chồng, và sau đó bà đã sinh ra bốn người con trai.

Sau khi Thiên hoàng Đại Chính băng hà vào ngày 25 tháng 12 năm 1926, bà trở thành Hoàng Thái Hậu (皇太后, Kōtaigō?). Bà đã công khai phản đối sự tham gia của Nhật Bản vào Thế chiến II, và đã có thể gây ra xung đột với con trai bà, Hirohito. Từ năm 1943, bà cùng con trai thứ ba là Thân vương Nobuhito tham gia lật đổ Thủ tướng Hideki Tōjō.

Bà cũng là một tín đồ Phật giáo có đức tin về Kinh Pháp Hoa và cầu nguyện với các nghi lễ Thần đạo của Cung điện Hoàng gia Tokyo.

Bà qua đời vào ngày 17 tháng 5 năm 1951 tại Cung điện Omiya ở Tokyo,hưởng thọ 66 tuổi. Bà được chôn cất gần chồng bà, Đại Chính thiên hoàng, trong Tama no higashi no misasagi (摩 東陵) tại Nghĩa trang Hoàng gia Musashi ở Tokyo.[2]